Kinh doanh sơn cần bao nhiêu vốn để mở đại lý.
1. Yếu tố cần nhớ khi chọn hãng sơn
Có 3 yếu tố quan trọng để chọn được hãng sơn phù hợp:
Thương hiệu: Chọn các thương hiệu lớn sẽ ưu thế về chất lượng, quảng cáo và niềm tin với người tiêu dùng. Họ dễ tin tưởng và đón nhận hơn. Nhưng cạnh tranh nội bộ rất cao, có nhiều đại lý nhận phân phối trước và bị áp doanh số bán khá cao. Hãy quan sát và phân tích kỹ khu vực mở cửa hàng để chọn được giải pháp tốt nhất cho bạn.
Chất lượng: Đây là yếu tố quyết định đến sự tồn tại của cửa hàng. Chỉ những sản phẩm chất lượng thực sự mới nhận được sự ủng hộ lâu dài của khách hàng. Tất cả các hãng sơn đều cung cấp sản phẩm dùng thử. Hãy thử nghiệm sản phẩm của từng hãng trước để đánh giá chất lượng, và có quyết định thích hợp nhất.
Chiết khấu: Trong kinh doanh, lợi nhuận là yếu tố đầu tiên cần nghĩ đến. Nó quyết định bạn nên kinh doanh mặt hàng này hay mặt hàng khác. Mức chiết khấu của các hãng sơn chênh lệch khác nhiều. Vì vậy, bạn nên cân nhắc kỹ mức chiết khấu để chọn được hãng sơn phù hợp nhất.
Mở đại lý sơn cần bao nhiêu vốn ?
Sau khi xác định được có nên mở đại lý sơn để kinh doanh hay không thì việc tiếp theo bạn cần quan tâm đó chính là số vốn kinh doanh khi mở đại lý sơn. Để mở một đại lý sơn cấp 1 hoặc cấp 2 không thực sự khó khăn, bạn chỉ cần số vốn kinh doanh vừa đủ cho việc mở đại lý sơn đồng thời tuân thủ các chính sách và yêu cầu từ nhà sản xuất là có thể bắt đầu kinh doanh sơn hiệu quả. Số vốn đầu tư ban đầu không cố định, tùy thuộc vào tiềm lực tài chính của bạn cùng với đó là quy mô đại lý sơn bạn muốn mở từ đó đưa ra thỏa thuận với nhà cung cấp. Đồng thời tùy vào khả năng tài chính mà bạn có thể đủ điều kiện để trở thành đại lý sơn cấp 1 hay cấp 2 của các thương hiệu sơn trên thị trường hiện nay.
Mở đại lý sơn cần bao nhiêu vốn là câu hỏi được khá nhiều chủ cửa hàng đặt ra khi muốn làm đại lý sơn cấp 1 hoặc cấp 2 cho các thương hiệu sơn trên thị trường.
Vậy cụ thể mở đại lý sơn cần bao nhiêu vốn ? Số vốn cần và đủ để mở đại lý sơn dao động trong khoảng từ 30 triệu đến 100 triệu đồng đối với đại lý sơn cấp 2 còn khi mở đại lý sơn cấp 1 thì số vốn khoảng 100 triệu đến 200 triệu đồng. Mặc dù vậy đây chỉ là một số vốn kinh doanh ước lượng bởi điều quan trọng số vốn mở đại lý sơn còn phụ thuộc vào khả năng tài chính và khả năng kinh doanh của bạn để thêm hoặc giảm bớt các chi phí. Ví dụ bạn có mặt bằng kinh doanh thì không cần tốn chi phí để thuê địa điểm hay mặt bằng kinh doanh hoặc bạn có quan hệ rộng với các chủ thầu xây dựng thì có thể bớt chi phí cho hoạt động Marketing hay đầu tư cho việc quảng bá cửa hàng. Tuy nhiên đây được xem là số vốn tối thiểu ban đầu để bạn có thể mở đại lý sơn và duy trì hoạt động kinh doanh hiệu quả trong giai đoạn đầu tiên.
Trong số vốn kinh doanh này, bạn cần phân chia và xác định hai loại vốn đầu tư chính khi mở cửa hàng sơn đó chính là vốn nhập hàng ban đầu và vốn do nợ tồn đọng bởi với ngành kinh doanh sơn, khách hàng có đặc thù thù thường chưa thanh toán tiền ngay khi mua hoặc chỉ thanh toán một phần tiền lấy hàng, sau khi nghiệm thu hay giải ngân tài chính cho công trình thi công hoặc công trình thi công xong thì mới thanh toán số tiền còn lại. Do đó bạn cần phân bổ nguồn vốn kinh doanh hợp lý để tránh tình trạng bị động trong kinh doanh hay thiếu vốn.
Các chi phí cần thiết khi kinh doanh mở đại lý sơn
Như vậy bạn có thể trả lời được câu hỏi mở đại lý sơn cần bao nhiêu vốn, dưới đây Thế Hệ Khởi Nghiệp phân tích chi tiết các khoản chi phí cần thiết khi kinh doanh mở đại lý sơn đối với các đại lý sơn cấp 1 và cấp 2 ở thời điểm hiện nay.
Tiền vốn nhập hàng sơn ban đầu
Tiền vốn nhập hàng ban đầu chính là khoản chi phí lớn nhất khi bạn mở đại lý kinh doanh sơn, đó là số tiền để bạn mua sơn từ các nhà sản xuất sơn để kinh doanh. Tùy theo số lượng hàng nhập về, quy mô cửa hàng cùng với giá bán sơn từ các nhà cung cấp mà số tiền nhập hàng bạn phải chuẩn bị có thể khả năng. Chi phí nhập hàng ban đầu cho đơn hàng đầu tiên rơi vào khoảng từ 80 triệu đồng đến 100 triệu đồng. Bạn nên nhập đa dạng các màu sơn và dòng sản phẩm sơn khác nhau của nhà sản xuất để khách hàng có thể thuận tiện trong việc lựa chọn. Khi hết hàng, cần bổ sung hàng ngày, số vốn để nhập hàng cho các đợt sau có thể ít hơn tuy nhiên bạn cần chuẩn bị một khoản tiền vốn nhập hàng dự phòng để có thể chủ động trong việc nhập hàng cho đại lý sơn.
Chi phí nhập hàng là khoản chi phí lớn mà bạn cần chuẩn bị khi kinh doanh mở đại lý sơn đồng thời tùy theo quy mô cửa hàng nên nhập số lượng và các dòng sản phẩm phù hợp.
Tiền vốn nợ tồn đọng
Một khoản vốn khác bạn cần xác định kinh doanh khi chưa biết mở đại lý sơn cần bao nhiêu vốn đó chính là tiền vốn nợ tồn đọng. Đây là số vốn mà các đại lý sơn cần dự trù cho hoạt động kinh doanh đồng thời là khoản vốn dự phòng trong các trường hợp khách hàng nhập hàng nhưng chưa thanh toán ngay hoặc chỉ thanh toán một phần bởi đặc thù của kinh doanh sơn và kinh doanh ngành nghề xây dựng nói chung là có rất nhiều khách hàng có nhu cầu nhập hàng trước, sau khi quyết toán hay nghiệm thu công trình xong thì mới thanh toán tiền lấy hàng cho các đại lý sơn. Các chủ thầu hoặc chủ hộ thường thanh toán tiền cho đại lý sơn sau khi hoàn thiện công trình hoặc được giải ngân theo từng giai đoạn nhất định của công trình hay dự án.
Chính vì vậy nếu trong trường hợp khách hàng không thanh toán ngay mà một khoảng thời gian sau mới thanh toán tiền sơn thì bạn phải chuẩn bị một nguồn vốn dự trù cho vấn đề này bởi bạn không thể chờ khách hàng trả nợ rồi mới nhập hàng tiếp mà phải chịu thêm số tiền này vào số vốn bỏ ra lúc nhập hàng đồng thời xác định một khoản có thể bị đọng vốn trong quá trình kinh doanh. Điều này khiến cho số vốn ban đầu của bạn phải tăng lên và điều chỉnh cho phù hợp khi còn băn khoăn mở đại lý sơn cần bao nhiêu vốn.
Các chi phí khác khi mở đại lý sơn
Bên cạnh số vốn cho việc nhập hàng và số vốn dự phòng cho việc nợ đọng của khách hàng thì khi kinh doanh mở đại lý sơn nhưng chưa biết mở đại lý sơn cần bao nhiêu vốn thì bạn còn cần lên kế hoạch cho các khoản chi phí khác. Trong đó bao gồm chi phí thuê mặt bằng kinh doanh và trang trí cửa hàng cùng với đó là mua sắm các trang thiết bị phục vụ kinh doanh và trưng bày sản phẩm sơn, chi phí thuê nhân viên (nhân viên kinh doanh, nhân viên kế toán, nhân viên giao hàng để đảm bảo hoạt động cho đại lý sơn), chi phí Marketing (làm bảng biển hiệu, làm banner quảng cáo, làm brochure, phát tờ rơi, thiết kế website đại lý sơn, SEO Google hay chạy quảng cáo Google Adwords giúp thu hút khách hàng đến với cửa hàng sơn của bạn), chi phí quan hệ với khách hàng, đối tác, chi phí cho điện nước, vật tư,…